THỰC HIỆN PHÁP LUẬT, CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH
Hoàn thiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
03/11/2021 01:45:12

Chủ trương trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đối với Chiến lược cải cách tư pháp.

Đảng ta xác định nhiệm vụ: “Tiếp tục xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân". Các cơ quan tư pháp phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân. Cải cách tư pháp là một bộ phận cấu thành của cải cách bộ máy nhà nước, vừa mang những đặc điểm chung của cải cách bộ máy nhà nước, vừa có mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung riêng biệt, do tính đặc thù của hệ thống các cơ quan tư pháp. Theo đó, định hướng hoàn thiện hệ thống các cơ quan tư pháp trước yêu cầu cải cách tư pháp trong các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định:

Thứ nhất: Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả (đã nêu trong Nghị quyết số 18- NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương); đồng thời, tiếp tục xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã nêu trong nhiệm vụ trọng tâm nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng. Qua đó, cần rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan như: Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra, cơ quan Thi hành tạm giữ, tạm giam và cơ quan Thi hành án hình sự, dân sự; chú trọng phân định rành mạch thẩm quyền quản lý hành chính của thủ trưởng cơ quan với trách nhiệm, quyền hạn tư pháp của các cán bộ được giao thực hiện các hoạt động tư pháp.

Thứ hai: Tiếp tục đối mới tổ chức và hoạt động của VKSND theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy đáp ứng yêu cầu giai đoạn mới. Theo đó, tiếp tục nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trước yêu cầu tình hình mới về phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp; tập trung xây dựng nền công tố mạnh, theo hướng tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra và nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa, để đảm bảo mọi hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội; tăng cường thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra, truy tổ, xét xử, thi hành án, nhằm bảo vệ, bảo đảm các quyền con người, quyền công dân trong hoạt động tố tụng.

Thứ ba: Thể chế hóa chủ trương của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Hiến pháp năm 2013 và các văn bản quy phạm pháp luật về tố chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân, Đại hội XIII của Đảng khẳng định chủ trương: Nghiên cứu, ban hành Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, trong đó có Chiến lược cải cách tư pháp. Một trong những nội dung quan trọng là phải chú trọng tiếp tục đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động và uy tín của Viện kiểm sát nhân dân.

Một số yêu cầu hoàn thiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

Kiện toàn tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nói chung và hoàn thiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp nói riêng đòi hỏi một số yêu cầu sau đây:

Thứ nhất: Việc hoàn thiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, hiệu quả, thống nhất với hoạt động của các cơ quan khác.

Đây là một trong những yêu cầu đầu tiên đặt ra đối với Viện kiểm sát nhân dân nói chung và kiểm sát hoạt động tư pháp nói riêng. Bởi lẽ , kiểm sát hoạt động tư pháp là một bộ phận cấu thành hoạt động của Viện kiểm sátnhân dân nên cần đảm bảo tính đồng bộ, thông suốt, thống nhất và khẩn trương, kịp thời nhưng cũng cần thận trọng và vững chắc, không làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp cũng mang tính đại diện cho Viện kiểm sát nhân dân trong mối quan hệ với các cơ quan nhà nước khác trong hoạt động tư pháp (Cơ quan điều tra, Tòa án, cơ quan Thi hành án), nên cần phải đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất hiệu quả. Hơn nữa, việc hoàn thiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp phải đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, do đó, cần tiến hành mang tính đồng bộ cả với cải cách lập pháp và cải cách hành chính, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quankhác trong hoạt động tư pháp nói riêng, cũng như cả của bộ máy nhà nước.

Thứ hai: Việc hoàn thiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND đáp ứng yêu cầu tăng cường kiểm soát quyền lực trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, cùng với việc tổng kết 10 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ( bố sung, phát triển năm 2011) và tổng kết 35 năm đổi mới, Đảng ta đã nhận định tổng quát về thành tựu thực thi nguyêntắc tổ chức quyền lực nhà nước : “ Cơ chế phân công , phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp ngày càng rõ hơn và có nhiều chuyển biến tích cực ”. Tuy nhiên, Đảng cũng đã chỉ ratích cực”. Tuy nhiên, Đảng cũng đã chỉ ra những hạn chế, bất cập trong tổ chức thực thi nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước, trong đó , hạn chế lớn nhất là: “ Cơ chế kiểm soát quyền lực chưa hoàn thiện; vai trò giám sát của nhân dân chưa được phát huy mạnh mẽ ”. Trên cơ sở đó , Đại hội XIII của Đảng đã có những bổ sung quan trọng về nội dung của nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước ta trong tình hình mới (Hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045) như sau: “ ... bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước”. Xuất phát từ yêu cầu đảm bảo tính thống nhất của pháp chế, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước phải được tuân thủ và chấphành nghiêm chỉnh, thống nhất. Vì vậy, việc tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước và quyền lực tư pháp là một nhu cầu tất yếu khách quan. Đây cũng là cơ sở lý luận và pháp luật quan trọng để Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp. Do đó, kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân là một trong những phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước, đó là phương thức giám sát từ bên ngoài đối với hoạt động của quan điều tra, Tòa án, cơ quan Thi hành án và cơ quan khác được giao thực hiện quyền tư pháp. Chính vì vậy, Viện kiểm sát nhân dân tiếp tục thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với chủ trương trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng về “tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước”. Việc tiếp tục hoàn thiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân được coi là phương thức giám sát có hiệu quả, góp phần bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong hoạt động tư pháp.

Thứ ba: Việc hoàn thiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND đáp ứng yêu cầu, trọng trách bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong hoạt động tư pháp.

Đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp, Đại hội XIII của Đảng xác định: “Tiếp tục xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp , công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Hoạt động tư pháp phải có trọng trách bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng củatổ chức, cá nhân”. Thực tiễn cho thấy, hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước đều có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp tới quyền, tự do, dân chủ của người dân, có thể thấy cả hai mặt, vừa là có trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ, bảo đảm quyền con người, nhưng đồng thời cũng rất dễ vi phạm quyền con người trong quá trình thực thi công vụ. Hoạt động của Tòa án và Viện kiểm sát là hai cơ quan có trách nhiệm bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người nhưng nếu không đủ “ phụng công, thủ pháp, chí công , vô tư ” rất có “ nguy cơ vi phạm quyền con người và có thể dẫn tới oan , sai. Tại Văn kiện Đại hội XIIIcủa Đảng đặt ra yêu cầu rất cao, nhấn mạnh là hoạt động tư pháp phải có “ trọng trách ” bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Do đó, nguyên tắc tính công bằng, công khai, khách quan, vô tư trong hoạt động xét xử phải đặc biệt được đề cao để xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, đồng thời cũng không được bỏ lọt tội phạm. Hiến pháp năm 2013 đã quy định Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ quyền con người, quyền công dân (khoản 3 Điều 107). Thông qua việc thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn , xử lý hoặc yêu cầu xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trong hoạt động tư pháp làm xâm hại đến quyền con người, quyền công dân.

Do vậy, “trọng trách” bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong hoạt động tư pháp là cơ sở quan trọng để tiếp tục hoàn thiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát trong thời gian tới./.

Nguồn tin: Phạm Văn Ngoan- Viện KSND huyện Bình Giang sưu tầm

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ TÂN VIỆT - HUYỆN BÌNH GIANG

Trưởng Ban Biên tập:Vũ Ngọc Hưng - Chủ tịch UBND xã Tân Việt

Địa chỉ: UBND xã Tân Việt - huyện Bình Giang - tỉnh Hải Dương

Điện thoại: 02203778303

Email: vungochung1970@.haiduong.gov.vn

Số lượt truy cập
Đang truy cập: 0
Hôm nay: 0
Tất cả: 0